Để làm điều này, Genetica đã ứng dụng công nghệ Blockchain nhằm mã hóa dữ liệu. Startup này sau đó phát hành GeneNFT (một dạng chứng chỉ số về bộ gene) nhằm trao cho mọi người quyền kiểm soát dữ liệu di truyền của chính họ.
Lúc này, GeneNFT phát huy vai trò của một loại tài sản kỹ thuật số đại diện cho dữ liệu gene của một cá nhân. Đây chính là lời giải cho câu chuyện minh bạch trong việc sử dụng dữ liệu gene vốn gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng khoa học.
Công nghệ Blockchain cũng đã được ứng dụng vào trong lĩnh vực định danh số tại Việt Nam. Một trong những startup thành công nhất trong mô hình này là Jupviec - nền tảng chuyên cung cấp dịch vụ giúp việc nhà theo giờ.
Nhằm nâng cao giá trị và thu nhập cho người lao động, Jupviec đã tích hợp công nghệ Blockchain vào hệ thống. Mỗi người lao động tại đây sẽ có một bản CV điện tử. Trên bản CV này, thông tin cá nhân, kinh nghiệm, lịch sử làm việc của họ sẽ được lưu trữ và không thể thay đổi nhờ công nghệ Blockchain.
Quá trình lao động của người giúp việc sẽ được xác nhận trong một chứng chỉ đào tạo số. Đây là bằng chứng xác thực cho những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ mà họ đã được đào tạo.
Những bằng chứng này gắn liền với định danh số của người lao động. Người dùng ứng dụng Jupviec có thể xem hồ sơ của ứng viên và lấy đó làm cơ sở để đánh giá mức độ tin cậy cũng như kỹ năng, trình độ nhằm đưa ra quyết định chọn thuê.
Với người lao động, cơ hội nhận được việc làm của họ sẽ cao hơn nhờ hồ sơ minh bạch. Họ cũng có thể nhận được tiền công cao hơn dựa trên số lượng giờ làm việc, bằng cấp, chứng chỉ, kỹ năng đã tích luỹ, cộng với những đánh giá trước đó từ phía khách hàng.
Trái với góc nhìn một chiều của nhiều người khi gắn liền Blockchain với tiền mã hóa, Blockchain là công nghệ lưu trữ, quản lý các hồ sơ giá trị và giao dịch bằng các chuỗi khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian.
Câu chuyện của Genetica và Jupviec là những minh chứng cho tính ứng dụng của công nghệ Blockchain trong thực tế cuộc sống tại Việt Nam. Công nghệ này chính là giải pháp cho những bài toán về quản trị dữ liệu một cách toàn vẹn, minh bạch, có độ tin cậy cao và hiệu quả.
Với sự xuất hiện của ngày một nhiều các startup Make in Việt Nam, công nghệ Blockchain sẽ còn được ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, bán lẻ,... trong thời gian tới.
Trọng Đạt
" alt=""/>Bùng nổ các startup Việt ứng dụng công nghệ BlockchainPhát hiện sự việc, các bạn cùng phòng nội trú ở trường với bé R. lâp tức gọi giáo viên đưa học sinh này đến Trạm y tế xã Tri Lễ. Bệnh nhi được đưa vào cấp cứu trong tình trạng đau bụng, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, sợ hãi.
Ngay lập tức, các bác sĩ Đồn Biên phòng Tri Lễ (Bộ đội Biên phòng Nghệ An) và trạm y tế xã đã rất khẩn trương thực hiện các biện pháp cứu chữa cho nạn nhân.
Sau gần 2 giờ tích cực cấp cứu, sức khỏe cháu R. dần ổn định, phục hồi.
Việt Hòa
Ngày 5/10/2022, VNPT Technology và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Việt Nam (PTIT) đã ký kết Thỏa thuận Hợp tác chiến lược trong lĩnh vực đào tạo và việc làm cho sinh viên. Đây là thỏa thuận hợp tác chính thức đầu tiên giữa hai bên sau rất nhiều năm PTIT hỗ trợ VNPT Technology trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao.
Theo nội dung của Biên bản hợp tác, VNPT Technology sẽ phối hợp cùng PTIT trong các hoạt động thường niên liên quan tới đào tạo và cơ hội việc làm cho sinh viên. VNPT Technology hỗ trợ xây dựng hệ thống học liệu chuyên ngành, tài trợ xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo cho PTIT. Ngoài ra, VNPT Technology sẽ cử các giảng viên chuyên môn tham dự giảng dạy trong chương trình đào tạo theo nhu cầu của PTIT. Hàng năm, VNPT Technology tổ chức các đợt trao tặng học bổng dành cho sinh viên, hỗ trợ tổ chức, tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học cho sinh viên của Khoa Viễn thông 1 và Khoa Kỹ thuật điện tử 1 với tổng kinh phí là 60 triệu đồng.
VNPT Technology cũng tạo điều kiện tối đa cho sinh viên của Học viện được tham gia các khóa đào tạo, thực tập tại doanh nghiệp.
Phía PTIT sẽ phối hợp xây dựng các chương trình đào tạo đại học, sau đại học và chuyên sâu đáp ứng yêu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho VNPT Technology. PTIT cũng phối hợp VNPT Technology tổ chức các chương trình thăm quan, hội thảo tại doanh nghiệp phục vụ công tác đào tạo cho sinh viên. PTIT sẽ phối hợp với VNPT Technology tổ chức hàng năm các hoạt động quảng bá và tuyển dụng.
Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Tô Mạnh Cường, Tổng Giám đốc VNPT Technology nhấn mạnh, việc ký kết hợp tác với một đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu ngành công nghệ thông tin, điện tử viễn thông như PTIT là một trong những chủ trương lớn của công ty. Thông qua đó, VNPT Technology có thể thường xuyên tìm kiếm được nguồn nhân sự công nghệ chất lượng cao, đồng thời hợp tác đưa nhiều kết quả nghiên cứu của cán bộ và sinh viên của Học viện vào áp dụng trong thực tế sản xuất kinh doanh, phục vụ cho sự nghiên cứu, phát triển sản phẩm công nghệ Make in Việt Nam của VNPT Technology.
Đội ngũ kỹ sư công nghệ hiện chiếm gần 50% trong tổng số nhân sự tại công ty. Hàng năm, VNPT Technology liên tục bổ sung khoảng 100 nhân sự chất lượng trong các lĩnh vực điện tử viễn thông, CNTT, đáp ứng nhu cầu phát triển nhiều sản phẩm mới, quy mô lớn, phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Theo ông Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Việt Nam, việc ký kết thỏa thuận hợp tác rất có ý nghĩa đối với hoạt động hỗ trợ đào tạo sinh viên. Đây chính là cầu nối giúp sinh viên có môi trường tiếp xúc thực tế với doanh nghiệp công nghệ, thúc đẩy nâng cao năng lực, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là đơn vị có số sinh viên theo học các ngành công nghệ, ICT lớn với hai cơ sở tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Với vai trò là đơn vị nghiên cứu đào tạo trọng điểm của Bộ TT&TT, Học viện là trường đại học dẫn đầu thực hiện gắn kết với doanh nghiệp để tạo môi trường thực tiễn cho cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên và học viên, sinh viên nghiên cứu, học tập gắn với thực tế sản xuất kinh doanh; đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội, nghiên cứu theo đặt hàng... Đây cũng là mô hình hoạt động hiệu quả tại các trường đại học ở những nước phát triển.
Nguyễn Thái
" alt=""/>PTIT hợp tác với VNPT Technology để đào tạo nhân lực công nghệ chất lượng cao